Đối với những người thường xuyên mang vác nặng hoặc tham gia các hoạt động vận động mạnh mà dùng nhiều lực cổ tay, giãn dây chằng cổ tay là một vấn đề khá phổ biến có thể xảy ra. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, nó có thể để lại các di chứng và gây khó khăn cho vận động sau này.
Vậy, làm sao để nhận biết dấu hiệu của tình trạng này và cách chữa trị giãn dây chằng cổ tay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
NỘI DỤNG BÀI VIẾT
1. Giãn dây chằng cổ tay là gì?
Khi cổ tay bị giãn dây chằng, dây chằng sẽ bị kéo căng quá mức sau chấn thương như trượt té hoặc nâng vật nặng quá sức. Những người làm công việc nặng nhọc, vận động viên, tập gym, vũ công… đều là những đối tượng dễ bị giãn dây chằng ở cổ tay.
Dây chằng là một bộ phận quan trọng giữa hai đầu xương cổ tay lại với nhau để giúp cổ tay cử động trơn tru và ổn định. Vì vậy, khi dây chằng gặp vấn đề, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, các khớp trở nên lỏng lẻo và khó khăn khi di chuyển.
Dây chằng ở cổ tay bị giãn hoặc viêm có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng cổ tay
Giãn dây chằng cổ tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Bệnh lý xương khớp
Một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa dây chằng cổ tay, sai khớp có thể làm tăng nguy cơ giãn dây chằng cổ tay.
Chơi thể thao
Các môn thể thao dùng lực tay nhiều như bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, golf… khiến cổ tay phải uốn cong về phía sau hoặc xoắn bất ngờ, dễ gây tổn thương cho dây chằng cổ tay và mô mềm xung quanh. Ngoài ra, một số môn thể thao khác như đạp xe leo núi, nhảy cao, trượt ván… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm dây chằng cổ tay.
Chấn thương
Các chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trượt ngã khiến bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay, dẫn đến căng giãn dây chằng, gây đau nhức, sưng tấy và nóng rát. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rách hoặc đứt dây chằng cổ tay cùng với nứt hoặc gãy xương.
Sử dụng cổ tay quá mức
Việc lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài như đánh máy, mang vác vật nặng, tập gym… đều khiến dây chằng cổ tay bị kéo căng, tổn thương và gây đau nhức khó chịu.
3. Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm
Giãn dây chằng cổ tay có 3 mức độ khác nhau:
- Mức độ 1: Dây chằng bị giãn nhẹ, đau nhẹ và mất cân bằng khớp tạm thời.
- Mức độ 2: Tổn thương dây chằng nặng, đau nhức nhiều hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và hạn chế khả năng vận động.
- Mức độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, đau dữ dội, không thể cử động cổ tay và có thể gây biến dạng khớp.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác cảnh báo cổ tay bị giãn dây chằng như viêm dây chằng cổ tay với biểu hiện sưng tấy, đau nhức, xung quanh cổ tay có cảm giác ấm nóng, đau tăng khi vận động hoặc ấn vào cổ tay, cảm giác rách hoặc cộm cổ tay, tiếng kêu sau khi chấn thương, yếu cơ, khó khăn khi cầm nắm.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, giãn dây chằng cổ tay có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau mãn tính, viêm khớp cổ tay, viêm màng bao hoạt dịch, teo cơ hoặc dị tật.
Cổ tay bị giãn dây chằng có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách.
4. Thời gian khỏi bệnh
Thời gian hồi phục của giãn dây chằng cổ tay sẽ phụ thuộc vào mức độ chấn thương, thời gian phát hiện và phương pháp điều trị được áp dụng. Trong thời gian này, người bệnh cần tránh vận động cổ tay mạnh để không làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và cần phải đi khám ngay nếu cơn đau không có dấu hiệu giảm đi.
5. Cách chẩn đoán giãn dây chằng cổ tay
Giãn hoặc viêm dây chằng cổ tay có thể được chẩn đoán qua:
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và hỏi về các dấu hiệu, tiền sử bệnh và những vấn đề liên quan đến cổ tay để xác định vị trí, mức độ đau, khả năng vận động, biến dạng xương khớp… của người bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, chụp CT/MRI/X-quang để xác định chính xác hơn về tình trạng tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bác sĩ Marc Tafuro tiến hành kiểm tra và chẩn đoán cẩn thận, giúp người bệnh tìm ra cách chữa trị phù hợp.
6. Cách chữa giãn dây chằng cổ tay
Phương pháp điều trị giãn dây chằng cổ tay sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định.
Nhớ rằng, nếu bạn gặp phải vấn đề về cổ tay, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để nhận được sự tư vấn và điều trị thích hợp.